Mặt khác của tư duy tích cực

Xin chào, bạn của tôi,

Một vài người bạn đã tâm sự với tôi rằng đã tham gia rất nhiều khóa học, đọc rất nhiều sách làm giàu – phát triển bản thân nhưng họ lại gặp vấn đề này, vấn đề nọ, cuối cùng rất chán nản, rồi thì không giữ được năng lượng cao như họ mong muốn… và ảnh hưởng đến niềm tin của chính bản thân họ.

Chúng ta ko phủ nhận những lợi ích to lớn mà những cuốn sách, khóa học đó mang lại. Bài viết này chúng ta cùng thử nhìn thêm một góc nhìn khác vào “Tư Duy Tích Cực“, để chúng ta cùng chiêm nghiệm và điều chỉnh để phù hợp với chính mình hơn. Bài viết này ko phải để phản biện Tư duy tích cực, ở đây ko có đúng hay sai, chỉ là cảm nhận riêng hay tính phù hợp với mỗi người.

Trong hàng trăm cuốn sách self heft, khoá học NLP – EFT – làm giàu… và bậc thầy phát triển bản thân đều lặp lại cùng một câu thần chú: “thay suy nghĩ, đổi cuộc đời.”

Giá như cái “luật hấp dẫn” thần bí đó hiệu nghiệm cho một nửa số người đã thử qua thôi! Nếu vậy thì chúng ta đã cần có một Hollywood lớn hơn cho tất cả các siêu sao tư duy tích cực, hàng ngàn hòn đảo riêng bán cho các triệu phú tư duy tích cực, và những ngành công nghiệp phất lên bởi thành công của các tổng giám đốc tư duy tích cực. Nếu vậy thì đã không còn đủ tài nguyên trên hành tinh này để thoả mãn ước mơ của một thế hệ mới các phù thuỷ sở hữu “Bí Mật” này (cuốn sách “The Secret”).

Tư duy tích cực giống như phiên bản mới của việc tin vào Ông Già Noel. Tất cả những gì ta cần làm là lập một danh sách những gì ta muốn, tưởng tượng là chúng đang trên đường tới, và ngồi đó đợi vũ trụ giao chúng đến cửa nhà ta. Tư duy tích cực tuyên bố rằng sẽ cho ta chìa khoá để mở ra tương lai ta thèm muốn bằng cách hình dung tưởng tượng rằng nó đã đến rồi. Bằng cách làm vậy, ta thu hút bất cứ điều gì ta muốn từ cái lò của vũ trụ. Giữ mình 100% tích cực đủ lâu, và thực tại mới của ta sẽ hình thành từ suy nghĩ của ta, đơn giản thế thôi. Chỉ có hai vấn đề ở đây: nó rất kiệt sức, và nó ít công hiệu.

Điều mà tư duy tích cực thật sự dạy ta là cách thôi miên chính mình để phớt lờ các cảm xúc thật của ta. Nó tạo ra một kiểu tầm nhìn như trong đường hầm. Ta bắt đầu khoá tâm thức của ta và một bong bóng xà phòng mà ở đó ta chỉ là “cái tôi cao quý” của ta, luôn luôn tươi cười, đầy yêu thương và hạnh phúc, luôn thu hút và không gì cản nổi. Sống trong bong bóng này có thể cảm thấy tốt đẹp trong ngắn hạn, nhưng theo thời gian thì bong bóng sẽ vỡ. Đó là bởi vì mỗi lần ta ép chính mình phải tích cực, thì sự tiêu cực lớn lên ở bên trong. Ta có thể chối bỏ hay đèn nén suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, nhưng chúng không đi chỗ khác.

“Không chỉ quan tâm đến cảm xúc tích cực mà bạn cũng cần đến những cảm xúc tiêu cực” – Jim Rohn.

Cuộc sống đầy những thử thách, và đối diện với các thử thách này hằng ngày khơi ra mọi loại suy nghĩ và cảm xúc, bao gồm cả tức giận, buồn rầu và lo sợ. Cố gắng tránh né những gì ta xem là tiêu cực và chỉ bám vào cái tích cực là một sai lầm lớn. Khi ta chối bỏ cảm xúc thật của ta, ta đang nói với một phần của chính mình, “Mày thật xấu xa. Mày là bóng tối. Mày đáng lẽ không được có ở đây.” Ta xây một bức tường trong tâm trí và linh hồn ta trở thành bị cắt đôi. Khi ta vẽ ranh giới giữa điều gì là chấp nhận được bên trong ta và điều gì là không, thì 50% con người ta bị từ mặt. Ta liên tục chạy trốn khỏi cái bóng của mình. Nó là một hành trình làm kiệt sức và dẫn tới trầm cảm và lo âu.

Chúng ta cố gắng quá sức để được hạnh phúc, và ta càng cố gắng nhiều, ta càng trở nên ức chế. Ức chế cộng kiệt sức là công thức cho sự trầm cảm. Ta trở nên ức chế bởi vì họ không thể đạt được kiểu mẫu thành công mà ta mong muốn. Ta kiệt sức từ việc chiến đấu chống lại con người thật của mình, và ta trầm cảm bởi vì họ không đồng điệu với bản tính thật của mình.

Hoa sen không thể mọc và tỏa hương trên đá quý hay kim cương. Sen chỉ nở và tỏa ngát trên bùn. Hạnh phúc và khổ đau cũng nương tựa vào nhau như vậy. Chúng ta ko thể thấy được hạnh phúc ngọt ngào nếu như chưa nếm trải vị cay đắng của khổ đau. Nếu chưa bao giờ bị đói thì ta sẽ ko biết trân trọng món ăn. Nếu chưa bao giờ thấy chiến tranh ta sẽ ko thấy được giá trị lớn lao của hòa bình. – Thích Nhất Hạnh

Ta có thể dành cả đời mình tham gia trong một cuộc nội chiến với chính mình. Cách tiếp cận khác là nhận ra rằng ta là một con người với mọi tiềm năng bên trong, và học cách chào đón đủ mọi sắc thái của tính con người của ta. Hãy dừng phân chia suy nghĩ và cảm xúc của ta thành “tích cực” và “tiêu cực”. Mà ai quyết định điều gì là tích cực và tiêu cực chứ? Ta vẽ ranh giới giữa cái tốt và xấu bên trong ta ở chỗ nào? Trong thế giới nội tâm của chúng ta, không phải luôn luôn rõ ràng. Ngay cả những cảm xúc khó khăn nhất cũng có một chức năng quan trọng trong đời sống. Nỗi đau buồn có thể mang lại lòng trắc ẩn, cơn tức giận có thể tiếp sức cho ta vượt qua các giới hạn của mình, và sự bất an có thể trở thành chất xúc tác cho sự trưởng thành, ta có thể dùng các thử thách của đời sống cho tiến trình phát triển của ta.

Ta thường lo sợ và né tránh cảm xúc tiêu cực đó, và muốn tống chúng đi để trở nên thành công hơn. Ta nghĩ thành công là một hòn đảo mà cuối cùng họ cũng được nghỉ dưỡng an toàn khỏi con quái vật tưởng tượng mang tên thất bại, liên tục đuổi theo sau ta. Nhưng hòn đảo đó hoá ra là một ảo ảnh và nó biến mất ngay khi ta đến gần nó.

“Cảm xúc giống như 1 tên trộm, khi ta lắng mình để cảm nhận, quan sát thì tên trộm đó sẽ bỏ đi” – Eckhat Tolle

Ta thử làm ngược lại tư duy tích cực xem sao. Ta tưởng tượng tình huống tệ hại nhất, để thật sự thám thính điều gì sẽ xảy ra nếu nỗi sợ sâu kín nhất của ta trở thành thật. Khi ta làm vậy, nỗi sợ không còn là một con quái vật nữa. Ta nhận ra rằng thậm chí nếu ta thất bại lần này đến lần khác, thì ta vẫn có thể đứng dậy và làm lại. Ta sẽ học được từ kinh nghiệm của mình. Ta sẽ trở nên thông tuệ hơn và có thêm năng lực để đạt được ước mơ của mình vào lần tới. Không còn bị thúc đẩy bởi cảm giác mình thiếu khuyết, ta có thể tận hưởng cuộc sống và cho phép khả năng sáng tạo của mình nở hoa. Ta nhận ta rằng quyền năng mà ta trao cho nỗi lo sợ có thể được dùng một cách tỉnh thức để xây dựng thực tại mà ta muốn.

Ta hãy tin vào sự đối lập của đời sống. Có phải thì có trái, có trên có dưới, có ngang có dọc, có sáng có tối, có yêu có ghét. Khi ta chào đó đủ mọi sắc thái của con người ta, bao gồm cả yêu thương, niềm vui, sự hưng phấn, sự buồn rầu, cơn giận, nỗi bất an và lo sợ. Tất cả năng lượng ta từng dùng để chiến đấu chống lại chính mình trở nên có sẵn cho việc sống và kiến tạo. Có cùng một lượng năng lượng trong cái “tích cực” như trong cái mà ta gọi là tiêu cực hay bóng tối. Các cảm xúc là năng lượng sống thuần khiết, và ta chỉ có thể đón nhận toàn bộ quyền năng của tâm thức ta khi ta cho phép trọn vẹn các cảm xúc của ta được đi qua. Phải, sẽ có đau đớn, buồn rầu và giận dữ, cũng như sẽ có yêu thương, vui sướng và nhiệt huyết. Những cảm xúc này sẽ tự tìm thấy sự cân bằng tự nhiên của chúng, và sự cân bằng này lành mạnh hơn rất nhiều việc phân chia thành tốt và xấu.

Loài người chúng ta là sinh vật của mơ ước. Chúng ta có thể rất nhiều mơ ước của mình trong một kiếp sống, nhưng ta không thể đạt được hết tất cả chúng. Điều quan trọng hơn các mục tiêu cuộc sống ta đạt được trước khi chết là cách chúng ta đang sống ngay lúc này. Với một chút “tỉnh thức” (tham khảo thêm cuốn: Thức tỉnh mục đích sống), ta có thể mỉm cười chào đón sự toàn vẹn của bản thể mình và sống một đời sống có hồn. Vượt ra ngoài các khái niệm của chúng ta về “tích cực”và “tiêu cực”, có một cái đẹp, sự huyền bí và nhiệm màu của bản thể chân thật của chúng ta. Hạnh phúc nó sẵn có cho mỗi chúng ta ngay trong chính khoảnh khắc này.

Cuối cùng là những cuốn sách nên đọc để hiểu thêm vấn đề trên:

Rhonda Byrne: The Secret.
Jim Rohn
: Chìa khóa thành công.
Eckhart Tolle: Sức mạnh của hiện tại, Thức tỉnh mục đích sống.
Minh Niệm: Hiểu về trái tim, Làm như chơi.
Robin Sharma: Tìm về sức mạnh vô biên, Ba người thầy vĩ đại.

 

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
2
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x